Bé ngủ bao nhiêu tiếng vào buổi trưa là tốt nhất?

Bé ngủ bao nhiêu tiếng vào buổi trưa là tốt nhất?

THỜI GIAN GIẤC NGỦ TRƯA CỦA BÉ BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Nhiều người mới làm mẹ lần đầu sẽ cảm thấy khó hiểu. Tại sao bé lại phải ngủ nhiều như vậy, ngủ trưa lâu như thế có tốt cho bé không? Ngủ bao lâu là tốt nhất? Ngủ là bản năng sinh lý bình thường của con người. Giấc ngủ trưa là một cách để điều chỉnh trạng thái cơ thể. Thời gian ngủ của các bé dài hơn người lớn chủ yếu là vì thân thể các bé còn yếu. Cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện, não bộ cũng chưa kiện toàn. Thời gian ngủ trưa đầy đủ sẽ giúp bé phát triển trí lực và cơ thể. Ở những độ tuổi khác nhau, thời gian ngủ trưa tốt nhất của các bé cũng khác nhau.

TRẺ SƠ SINH:

Trẻ sơ sinh phần lớn thời gian là ngủ. Thời gian ngủ buổi sáng sẽ dài hơn buổi tối. Để không ảnh hưởng tới thời gian ngủ ban đêm của trẻ, thời gian ngủ trưa tốt nhất là 1-5 tiếng.

TRẺ 1 TUỔI:

Với các bé giai đoạn này mỗi ngày cần ngủ 16-18 tiếng. Trong đó phần lớn thời gian ngủ là buổi tối, buổi sáng không nên ngủ quá nhiều. Mỗi lần ngủ khoảng 3-5 tiếng là tốt nhất. Ngủ quá lâu bé sẽ đói, không kịp thời bổ sung dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể.

TRẺ 2 TUỔI:

Giai đoạn này mỗi ngày cần ngủ 9-12 tiếng, thời gian ngủ trưa là 2-3 tiếng. Lượng hoạt động ban ngày mà tăng, giấc trưa có thể kéo dài thêm một chút để hồi phục thể lực cho bé.

TRẺ 3 TUỔI:

Từ 3 tuổi, bé ngủ từ đêm tới sáng, không dễ bị tỉnh giữa chừng, giấc ngủ đầy đủ. Buổi sáng không nên ngủ quá lâu, khoảng 1 tiếng là tốt nhất. Nếu thể lực bé yếu thì ngủ thêm một tiếng sẽ tốt hơn.

Chú ý: Thời gian ngủ trưa của bé phụ thuộc chất lượng giấc ngủ của bé. Nếu giấc ngủ ban đêm tốt thì ngày có thể ngủ ít hơn. Giấc ngủ đêm không tốt thì ngủ ngày nhiều hơn. Bình thường, trẻ 1-3 tuổi nên ngủ trưa 1-3 tiếng là tốt nhất.

ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN NGỦ TRƯA CỦA BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Có những bé chất lượng ngủ tốt, ngủ trưa 3 tiếng mới tỉnh. Có những bé lại chỉ nửa tiếng là đột nhiên tỉnh dậy. Những bé từ 1-3 tuổi thời gian ngủ trưa tốt nhất là dưới 3 tiếng. Ngủ quá lâu cơ thịt của bé sẽ bị tê, tỉnh dậy đi lại sẽ lảo đảo. Ngủ quá ít thì trạng thái tinh thần của bé sẽ kém, cũng ảnh hưởng hứng thú ăn uống. Cha mẹ nên căn cứ vào chất lượng giấc ngủ và tình trạng hàng ngày của bé để điều chỉnh thời gian ngủ cho bé. Vậy phải điều chỉnh thế nào?

  1. ĐẶT BÁO THỨC

Bình thường bé ngủ trưa quá lâu, lần nào cũng hơn 3 tiếng, dần dần tạo thành thói quen. Nếu mẹ đột nhiên điều chỉnh thì bé sẽ khóc. Trước khi bé thành thói quen các mẹ cần phải điều chỉnh thời gian ngủ. Đặt đồng hồ báo thức sẽ giúp mẹ sắp xếp tốt thời gian ngủ trưa cho bé. Nếu bé tỉnh dậy trước giờ đặt báo thức thì mẹ có thể xoa lưng vỗ về cho bé ngủ thêm một lúc. Nếu bé ngủ quá lâu, vượt qua thời gian báo thức, mẹ có thể khẽ gọi để bé từ từ tỉnh dậy.

  1. CHO BÉ ĂN SỮA CÓ QUY LUẬT

Các bé 1-3 tuổi cũng cần uống nhiều sữa để phát triển cơ thể. Sau giấc ngủ trưa là lúc tốt nhất cho bé uống sữa, có thể làm giảm cảm giác đói cho bé. Hàng ngày cho bé uống sữa đúng giờ, không những rèn cho bé thói quen ngủ trưa mà còn cả thói quen ăn đúng giờ.

  1. ĐIỀU CHỈNH TRẠNG THÁI CỦA BÉ TRƯỚC KHI NGỦ

Thời gian ngủ của bé dài hay ngắn, chất lượng giấc ngủ tốt hay xấu đều liên quan tới trạng thái trước khi ngủ. Trước khi ngủ, mẹ không nên để bé uống nhiều nước. Không cho bé xem phim hoạt hình mang tính kích thích cao. Càng không được để bé giật mình vì tiếng nổ, tiếng động lớn.

ĐẶC TRƯNG GIẤC NGỦ TRƯA CỦA BÉ?

Cha mẹ nên biết rõ đặc trưng giấc ngủ trưa của bé, như vậy mới khống chế được thời gian ngủ và tình trạng sức khỏe của bé. Thường khi đi vào trạng thái ngủ bé sẽ có những điều gì cha mẹ cần chú ý?

  1. Khi bé ngủ có thể đột nhiên giật mình, cha mẹ không cần quá lo lắng, vì đó là phản ứng bình thường, bé giật mình một chút rồi sẽ ngủ tiếp.
  2. Khi ngủ bé có thể phát ra tiếng thở lạ, đôi khi còn ngáy. Các bé có tiếng ngáy lớn thì khá mệt, cha mẹ cần chú ý quan sát điều chỉnh lượng hoạt động buổi sáng của bé. Đừng để bé ngủ trong trạng thái mệt mỏi, nếu không sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ buổi tối.
  3. Khi bé ngủ yên thì tiếng thở sẽ nhỏ, đôi khi còn không nghe thấy tiếng. Cha mẹ không cần quá sợ hãi, đó là biểu hiện bé đang ngủ say.

Chất lượng giấc ngủ của bé tốt thì bộ não sẽ phát triển tốt, cha mẹ cũng yên tâm. Nếu chất lượng giấc ngủ của bé không tốt, thời gian ngủ trưa không ổn định thì cha mẹ cần cẩn thận. Chú ý quan sát sự thay đổi về chất lượng giấc ngủ của bé, kịp thời tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh hợp lý.

GIẤC TRƯA BÉ QUẤY KHÓC THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Sau giấc ngủ trưa bé tỉnh dậy lại khóc quấy, cha mẹ có thể sẽ luống cuống. Thật ra, giấc trưa bé chợt tỉnh và khóc là hiện tượng bình thường. Khẽ vỗ lưng hoặc bé bé lên đi lại một chút bé sẽ nhanh chóng ngủ tiếp. Nếu cách đó không có tác dụng thì cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân tại sao bé lại tỉnh. Có những lý do gì khiến bé tỉnh dậy và khóc quấy? Khi bé khóc thì phải làm thế nào?

  1. NGUYÊN NHÂN BÉ TỈNH GIẤC GIỮA TRƯA.

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bé tỉnh dậy giữa giấc trưa. Ví dụ như môi trường quá ồn ào, kích thích tới màng nhĩ của bé. Trước khi ngủ bé ăn quá nhiều, khi ngủ bụng khó chịu. Trước khi ngủ bé chơi quá hưng phấn, khi ngủ nằm mơ thấy cảnh tượng chơi đùa, cười và chợt tỉnh. Bé cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, ra nhiều mồ hôi, áo bị ướt nên khó chịu. Bé bị muỗi, côn trùng cắn, tay chân ngứa gáy, không ngừng gãi và tỉnh, bé thiếu canxi cũng có thể gây nên hiện tượng tỉnh giấc.

  1. CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ TỈNH

Khi bé quấy khóc cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, chọn cách vỗ về đúng, bé sẽ nhanh chóng ngủ lại. Có thể vừa hát ru vừa mát xa cho bé, cách này khá hiệu quả, vì mát xa giúp bé thả lỏng thân thể, hát ru giúp bé bớt căng thẳng. Nếu bé bị ốm và khó ngủ thì cách tốt nhất là là điều trị đúng bệnh, bé mới mau phục hồi.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BÉ TỈNH GIỮA GIẤC TRƯA?

Muốn bé ngủ ngon, có quy luật, trước tiên phải rèn cho bé thói quen ngủ trưa, tiếp đó là phải để bé ngủ được yên ổn. Bé ngủ trưa không ngon, thời gian ngủ không dài sẽ ảnh hưởng sự phát triển não bộ. Vì sức khoẻ của bé, cha mẹ nên chú ý môi trường xung quanh khi bé ngủ.

  1. GIẢM BỚT ÁNH SÁNG TRONG PHÒNG.

Bé ngủ trong phòng, cha mẹ cần chú ý môi trường xung quanh, không được để ánh sáng mạnh chiếu vào phòng, nó sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của bé. Khi trời âm u, nếu cha mẹ có thói quen mở đèn trong phòng thì cần biết rằng ánh sáng trong phòng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của bé, thần kinh thị giác của bé rất nhạy cảm, bị ánh sáng mạnh kích thích rất dễ tỉnh.

  1. GIỮ CHO PHÒNG YÊN TĨNH.

Môi trường yên tĩnh có thể giúp bé ngủ yên ơn, tiếng ồn ào có thể khiến bé mơ thấy ác mộng mà tỉnh giấc. Giờ trưa các mẹ nên chú ý tắt hết những thiết bị điện có tạp âm lớn như tivi, loa đài. Ngoài ra không nên để chuông gió ở gần giường bé, tránh gây tiếng động.

  1. CỐ GẮNG ĐỂ ĐẦU GIƯỜNG HƯỚNG VỀ CỬA RA VÀO.

Đầu giường để không đúng, hướng về cửa sổ thì bé sẽ chú ý tới phong cảnh bê n ngoài, càng dễ bị ảnh hưởng bới môi trường bên ngoài.

  1. ĐỪNG DOẠ BÉ

Khi bé hư một chút cha mẹ hay doạ như “con mà không nghe lời, người xấu từ ngoài cửa sổ sẽ bò vào mang con đi đấy”, nội tâm của bé yếu đuối, bị doạ như vyậ khi ngủ trưa rất dễ gặp ác mộng.