Bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và vào làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ, bệnh thường gặp ở trẻ em. Vậy các dấu hiệu viêm amidan quá phát là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Viêm amidan quá phát là gì?
Amidan là hai tuyến hạnh nhân nằm ở hai bên hốc cạnh lưỡi nơi tiếp giáp giữa hầu và họng, có vai trò trong hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập từ các vi khuẩn bên ngoài vào cơ thể. Khi trẻ lớn amidan cũng to dần lên do hệ thống miễn dịch. Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiễm lâu ngày và nhiều lần khiến amidan trở nên to hơn cấu trúc bình thường.
Bệnh viêm amidanquá phát ở trẻ có những triệu chứng gì?
- Bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ làm ảnh hưởng tới quá trình phát âm và giọng nói, nên các bạn cần lưu ý nếu thấy trẻ phát âm bằng giọng mũi hay khó khăn khi phát âm.
- Amidan quá to cũng làm trẻ khó ăn, ăn chậm, cơ thể mệt mỏi.
- Hơi thở của trẻ có mùi hôi, ho khan kéo dài và hay ho về đêm.
- Họng có cảm giác đau rát khó chịu, như có vật ở bên trong.
Làm gì khi trẻ bị viêm amidan quá phát?
Bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh về tai mũi họng, vì thế khi phát hiện thấy những dấu hiệu viêm amidan này cần đưa trẻ tới bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó bạn cũng cần giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh, đeo khẩu trang cho bé trước khi ra khỏi nhà,… để bảo vệ cổ họng cho trẻ nhỏ. Tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế cho bé ăn đồ ăn lạnh hay cay nóng.
Giữ cho nhà ở và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. Hướng dẫn trẻ tập thể dục đều đặn và ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe, đồng thời phòng ngừa viêm amidan hiệu quả.
Nên cắt amidan trong các trường hợp sau đây:
- Viêm amidan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
- Áp xe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
- Viêm amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang,…. tái đi tái lại nhiều lần.
- Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.
- Có thể cắt amidan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amidan khi amidan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Chú ý: Không được cắt amidan ở những bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…)
Trì hoãn cắt amidan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh,…
Để hạn chế viêm amidan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.