Hiểu để điều trị dứt điểm bệnh tiểu dắt ở trẻ nhỏ
Bệnh tiểu dắt ở trẻ em rất hay gặp phải. Đặc biệt những bé trong độ tuổi từ 5 – 9 tuổi. Nhiều bố mẹ vẫn chủ quan khi nghĩ đó là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng để lâu lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Tuy là hiện tượng thường gặp nhưng nếu phụ huynh không chú ý và cho bé điều trị sớm thì bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là nên tìm hiểu về những thông tin bổ ích về hiện tượng này.
Tiểu dắt, trẻ sẽ liên tục đi tiểu trong khoảng 10 – 15 phút/lần. Nước tiểu ít, có màu vàng đục gây khó chịu và mệt mỏi.
Cần có biện pháp chữa trị cho các bé kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Tốt nhất nên làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi như phòng khám Nhi Việt để có cách xử trí đúng đắn nhất.
- Triệu chứng Bệnh tiểu dắt ở trẻ em
Nếu bé nhà bạn có hiện tượng như sau:
- Đòi đi tiểu liên tục, cứ khoảng 15 phút một lần.
- Nước tiểu không trong mà có màu vàng đục.
- Mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít.
- Bé có kèm theo hiện tượng mệt mỏi, sốt cao và quấy khóc
Lúc này, bé có thể đang bị chứng bệnh đái dắt ở trẻ em,… mẹ cần phải đưa bé đi khám bởi đây là những biểu hiện của rối loạn đường tiểu.
- Nguyên nhânBệnh tiểu dắt ở trẻ em
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do các vấn đề về sinh lý và tâm lý.
Tiểu dắt ở trẻ em có thể do:
- Thân nhiệt trong cơ thể trẻ cao,
- Trẻ bị nóng trong người
- Hoặc có thể do các bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng nước tiểu, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm thận, suy thận,…
Bệnh đầu tiên ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ khi trẻ liên tục đòi đi vệ sinh. Sau là gây hại đến sức khỏe, gây lên tình trạng mệt mỏi, ốm sốt, giảm cân,… ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ không được phát triển bình thường.
Do đó, khi phát hiện trẻ bị tiểu dắt, phụ huynh cần đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa nhi để bác sĩ thăm khám và có phương hướng điều trị bệnh sớm.
Cần cho trẻ thăm khám ngay khi thấy:
– Trẻ bị đái dắt kéo dài.
– Trẻ có hiện tượng ốm, sốt cao, mệt mỏi.
– Khóc khi đi tiểu.
Lúc này cần cho trẻ đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tiểu dắt. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, an toàn cho trẻ.
Phụ huynh không được tự ý cho trẻ uống thuốc hay dùng mẹo dân gian, truyền miệng. Điều này rất nguy hiểm nếu không dùng đúng thuốc, có thể khiến bệnh nặng nề hơn.