Những điều cần biết hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Chứng ra mồ hôi trộm thường gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng biểu hiện rất rõ cho thấy. Trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình…do tình trạng thần kinh bị kích thích. Trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra mồ hôi lúc ngủ nên bé hay rụng tóc vùng gáy.
Làm sao để đổ mồ hôi trộm không còn là hiện tượng đáng lo ngại ở trẻ? Bố mẹ hãy cùng theo dõi những lưu ý sau nhé :
- Bổ sung vitamin D:
Để các bộ phận cơ thể trẻ lần lượt tiếp xúc với ánh nắng, phơi lần lượt từ lưng, bụng, tay chân. Nên cho bé tắm nắng ( buổi sáng), trước 10 giờ với thời gian tắm nắng tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời. - Giữ cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, mát mẻ.
– Phòng ngủ nên rộng, thoáng, cho trẻ chơi đùa trong bóng mát, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ hàng ngày, bổ sung lượng nước đầy đủ.
– Trước khi ngủ mẹ cho bé ăn đủ no, mặc quần áo thoáng mát, giữ yên tĩnh tránh ồn ào, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng là 21ᵒC.
– Dùng khăn mềm lau mồ hôi cho trẻ, nhất là vùng đầu, lưng để tránh trẻ bị cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
– Tắm cho trẻ bằng nước ấm ( mùa đông, hè) nên hạn chế cho trẻ ăn sữa nóng trước giờ ngủ vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé. - Dinh dưỡng hợp lý.
– Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, không nên cho bé ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như các loại trái cây mít, xoài, sầu riêng…có nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa để làm cho trẻ ra nhiều mồ hôi, gây ngứa, nổi mụn ngoài da… - Khám kiểm tra tại cơ sở y tế.
Nếu phát hiện thấy bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ, kèm theo một số biểu hiện như sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, tóc thưa, rụng, chậm mọc răng, chậm biết bò, đứng, đi…cần phải đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra, điều trị kịp thời.