Những điều cần biết sau sinh: Hậu sản là gì?

Những điều cần biết sau sinh: Hậu sản là gì?

Hậu sản là gì? Triệu chứng hậu sản? Lên máu sản hậu là gì? Hậu sản sau sinh là gì… là những câu hỏi được rất nhiều mẹ sau sinh quan tâm. Tất tần tật những thông tin về hậu sản sau sinh sẽ được giải đáp trong bài viết sau, mẹ tham khảo nhé!

Nội dung bài viết

  • Hậu sản là gì?
  • Lên máu sản hậu là gì?
  • Bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh
  • Nguyên nhân phụ nữ dễ gặp chứng sản hậu sau sinh
  • Triệu chứng sản hậu ở phụ nữ sau khi sinh
  • Cách phòng ngừa bệnh hậu sản cho mẹ sau sinh

Dù là những người lần đầu sinh con, bạn chắc cũng ít nhất 1 lần nghe nhắc đến hậu sản sau sinh. Phổ biến là vậy, nhưng thực tế không phải mẹ nào cũng biết hậu sản là gì, những nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về hậu sản sau sinh, đừng bỏ lỡ nhé!

Hậu sản là gì?

Giống với giai đoạn tiền sản, sau khi sinh cơ thể người mẹ còn yếu kém nên thường mắc phải một số chứng bệnh cả về tâm lý và thể chất trong thời gian ở cữ, thường là 42 ngày kể từ ngày sinh. Nhóm bệnh lý này được gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh.

Hậu sản sau sinh là một nhóm bệnh lý thường gặp cả về thể chất lẫn tinh thần

Lên máu sản hậu là gì?

Đây là tình trạng huyết áp mẹ sau sinh bị ảnh hưởng (còn gọi là cao huyết áp sau sinh). Nếu sau khi sinh hơn 12 tuần mà huyết áp của bạn không trở lại bình thường thì được xác định là cao huyết áp.

Đại đa số tăng huyết áp là vô căn cứ và không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Biến chứng của bệnh cao huyết áp sau sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả tốt rất có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

Dày thất trái, giãn thất phải, suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch náo, bệnh lý về võng mạc, suy thận, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên.

Bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến cho mẹ nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn ở cữ. Cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn cộng với việc dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh càng làm mẹ thêm mệt mỏi.

Vất vả, căng thẳng, mất ngủ triềm miên, cơ thể đang thay đổi dần về trạng thái không mang thai… là những lý do khiến mẹ dễ mắc phải những bệnh án hậu sản sau sinh. Theo đó, mẹ sẽ thường gặp các vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần.

hậu sản 4

Bệnh hậu sản rất thường gặp lại khá nghiêm trọng nên chị em cần cẩn thận đề phòng

Nhiễm khuẩn hậu sản

Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người mẹ thông qua ngõ âm đạo, cổ từ cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ dụng cụ đỡ đẻ khi sinh mổ…

Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.

Triệu chứng ban đầu có thể mẹ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ bị sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…

Băng huyết sau sinh

Là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.

Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…

Có rất nhiều nguyên nhân gây băng huyết như tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh đặc biệt đẻ ở tư thế đứng, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng…

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.

3 cách nhanh hết sản dịch cho phụ nữ sau sinh

Sản dịch nếu kéo dài, ra quá ít hoặc quá nhiều… sẽ nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Vậy nên, các mẹ cần biết cách nhanh hết sản dịch, cũng như lưu ý trong sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe sau sinh.

Chứng sản giật sau sinh

Đây là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, nó thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Dấu hiệu của bệnh lý này là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề…

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu, thường là qua niệu đạo và gây nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp nặng, có thể truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.

Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp cho bạn. Có thể dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau tùy từng trường hợp.

Bế sản dịch sau sinh

Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch sau sinh ở lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không.

Khi nằm ngủ không nên nằm vắt chéo hai chân lên nhau vì điều này có thể khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.

hậu sản 6

Bế sản dịch là một trong những bệnh hậu sản nghiêm trọng mẹ cần đề phòng

Sốt sau sinh

Sốt hậu sản được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C kéo dài trên 24h sau khi sinh.

Thông thường, nếu chỉ sốt nhẹ ngay sau sinh thì là bình thường và rất phổ biến, nó sẽ tự dần biến mất kèm theo đó là cơ thể người mẹ được phục hồi.

Nếu sốt kéo dài từ ngày thứ 2 đến thứ 10 sau sinh thì đây được coi như là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Mẹ cần phải được theo dõi và điều trị phù hợp.

Đau bụng dưới

Nguyên nhân là trong quá trình sinh sản phụ bị mất máu quá nhiều, hoặc trước khi sinh thì cơ thể vốn huyết hư, lại thêm khi sinh mất máu quá nhiều, thì bào mạch hư không (trống rỗng).

Mẹ bị huyết thiếu khí nhược, vận hành uể oải vô lực, máu chảy không thông thoát và từ từ,đặc biệt là sinh ra đau bụng do hư trệ.

Khi người bệnh mắc chứng này, người bệnh có biểu hiện bụng dưới đau ngâm ngẩm, bụng mềm thích ấn, ác lộ (sản dịch) màu nhạt, lượng ít, đầu choáng váng mắt hoa.

Tim đập hồi hộp thất thường và không đều đặn, thắt lưng và mông sụt, trướng tức, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch tế nhược ở người bệnh.

Táo bón thời kỳ hậu sản

Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn, làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, để phòng tránh táo tón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ.

Đau ở vết khâu rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật khá phổ biến mà các mẹ bầu phải trải qua khi sinh thường. Tầng sinh môn có nhiều mạch máu, vì vậy vết khâu sau sinh thực tế rất mau lành chỉ cần được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ.

Vài ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu mỗi khi vận động đi lại, nhưng đó là cảm giác đau vật lý hoàn toàn bình thường.

Vết thương ở tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn do vị trí ở nơi nhạy cảm. Khi phát hiện thấy dấu hiệu đau nhức, sưng tấy, phù nề, đau, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, đặc biệt là xuất hiện dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.

Bệnh trĩ thời kỳ hậu sản

Bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.

Theo đó, trĩ sưng to khoảng 2-3 tuần sau sinh, gây cảm giác đau mỗi khi bạn muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ bầu vì đau mà nhịn, càng nhịn lại càng làm bệnh nặng hơn.

Xuất huyết muộn sau sinh

Sản dịch ra sau sinh là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu khoảng 2-3 ngày hoặc muộn hơn sau đó, máu vẫn ra và có màu đỏ chứ không sẫm màu, đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn do sót nhau. Bạn cần đi thăm khám ngay để cầm máu và điều trị kịp thời.

Quan điểm về kiêng cữ sau sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào gia đình, vùng miền và quốc gia. Những chia sẻ hiện đại dưới đây về việc kiêng cữ sau sinh ở phương Tây sẽ giúp bà đẻ phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe hậu sản.

Sản giật sau sinh

Đây là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, nó thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Dấu hiệu của bệnh lý này là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề…

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân phụ nữ dễ gặp chứng sản hậu sau sinh

  • Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng
  • Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
  • Trong quá trình mang thai và sinh con do thể trạng yếu nên đa phần phụ nữ ít vận động, hoặc phải làm việc quá sức nên không có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
  • Sau sinh người mẹ phải chăm con nên thường thiếu ngủ.
  • Khi cho con bú người mẹ cần nguồn dinh dưỡng gấp đôi, gấp ba người bình thường nhưng không ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều dẫn đến thiếu cân, gầy yếu.
  • Bên cạnh đó, gần gũi chồng quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh.

Triệu chứng sản hậu ở phụ nữ sau khi sinh

Hậu sản sau sinh thường xảy ra ở khoảng 15 – 20% phụ nữ với những triệu chứng sau:

Rụng tóc sau sinh

Trong vài tuần sau khi sinh, các bà mẹ (cho con bú và không cho con bú) đều bị rụng tóc và điều này hoàn toàn bình thường. Lượng tóc rụng đi ở mỗi người là khác nhau.

Thường tóc rụng nhiều vào những ngày đầu sau khi sinh và giảm dần sau 1 tháng. Nếu tình trạng trên kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất ổn ở sức khỏe thì mẹ đang gặp bệnh hậu sản.

hậu sản 5

Mẹ bị hậu sản hay lo lắng có thể bị chứng rụng tóc sau sinh

Suy sụp tinh thần sau sinh 

Đây là chứng bệnh hậu sản mà hầu như mẹ nào cũng từng trải qua với nhiều mức độ khác nhau. Theo đó, sau khi sinh bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng, tâm trạng dễ bị thay đổi đột ngột…

Những biểu hiện này thường chỉ kéo dài một vài ngày và đây là mức độ nhẹ nhất của chứng suy sụp tinh thần.

Một số trường hợp phụ nữ sau sinh phải đối diện với cuộc “suy thoái” tinh thần rất lớn và kéo dài liên tục. Đây được gọi là trầm cảm sau sinh chiếm khoảng từ 7-17%.

Tâm lý người mẹ trở nên buồn bã, không thấy niềm vui trong cuộc sống, luôn cảm thấy bất ổn, hoang mang sợ hãi… Chứng bệnh này nếu không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ.

Rối loạn tâm thần sau sinh hay còn gọi là rối loạn tâm thần hậu sản là một dạng nặng của bệnh trầm cảm sau sinh với tỷ lệ khoảng 0,2%. Những trường hợp có nguy cơ cao là phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc bệnh tâm thần từ trước.

Rối loạn đường tiết niệu

Rối loạn đường tiết niệu với những triệu chứng cơ bản là tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi… là bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ sau khi sinh.

Đặc biệt, quá trình sử dụng băng vệ sinh dài ngày tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống trong bàng quang để nước tiểu đi qua) và vào bàng quang.

Một khi vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh chóng sẽ gây ra nhiễm trùng. Đôi khi, các vi khuẩn có hại xuất phát từ khu vực hậu môn vào đường niệu đạo và lan dần lên trên.

Đau đầu thường xuyên

Bệnh đau đầu ở phụ nữ sau sinh là tình trạng thường gặp và gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho các bà mẹ bỉm sữa.

Đặc biệt ở những ở những phụ nữ bị stress, sinh con sau tuổi 35, hay sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc mắc một số bệnh mạn tính thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn.

Bị trĩ sau sinh mẹ cũng “khốn đốn” đủ đường. Nào là khó chịu, ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên nhưng lại là nỗi niềm khó nói. Bệnh trĩ sau sinh quả thực không dễ dàng bày tỏ cùng ai ngoài bác sĩ.

Cách phòng ngừa bệnh hậu sản cho mẹ sau sinh

Mẹ có thể phòng ngừa những căn bệnh hậu sản nguy hiểm kể trên bằng phương pháp sau:

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Đây không chỉ là trách nhiệm của mẹ mà còn là của những người thân trong gia đình, đặc biệt người chồng có vai trò rất lớn. Không chỉ cung cấp về mặt tài chính các ông chồng cần thể hiện sự quan tâm bằng hành động và lời nói với vợ.

Chẳng hạn phụ vợ chăm sóc con cái, làm việc nhà; Cùng nhau tâm sự để chia sẻ những nỗi lo lắng, băn khoăn hay những khó khăn mà vợ gặp phải trong quá trình nuôi con; Hoặc giải quyết một mối quan hệ nào đó với người thân…

Bản thân người mẹ cũng cần phải cố gắng tự chăm sóc sức khỏe của mình, ăn uống và ngủ đủ giấc.

Chủ động tâm sự với ai đó để giải tỏa tâm lý, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì vậy mẹ đừng ngần ngại mà hãy nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh

Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh nếu không đúng cách, mẹ có nguy cơ phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe, đồng thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến bé cưng. Lưu ý những điều sau đây để đảm bảo cho cả mẹ và bé cưng, bạn nhé!

  • Trong những giờ đầu sau khi sinh cần theo dõi tình trạng của mẹ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường có thể xảy ra
  • Chế độ dinh dưỡng cho bà đẻ cần tăng cường nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đủ sữa cho con bú. Tuyệt đối không kiêng khem quá mức, chỉ cần hạn chế ăn các gia vị cay nóng như ớt; hạt tiêu; thức ăn lạnh; đồ tái sống
  • Không nên tắm bằng nước lạnh, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Tốt nhất lau mình bằng nước ấm hoặc tắm bằng cách dội nước ấm nhanh.
  • Cần tránh quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hậu sản để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.

Không chỉ trả lời câu hỏi hậu sản là gì, bài viết trên với đầy đủ thông tin về chứng hậu sản sau sinh hy vọng sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sau sinh đúng cách.