Những điều quan trọng mẹ nào cũng cần nhớ khi con vừa chào đời
Khi vừa chào đời là khoảng thời gian nhạy cảm nhất của trẻ nhưng nhiều mẹ không hề biết những gì nên làm cho con lúc này. Để cơ thể non nớt của con dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh thì nhất thiết các mẹ nên ghi nhớ những điều quan trọng sau đây để chăm sóc con của mình.
Khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh cần rất nhiều thứ cùng với sự chăm sóc và tình yêu của cha mẹ. Bạn có thể có nhiều cảm xúc đan xen nhau như vui mừng, hồi hộp, lo âu và quên mất những điều cần thiết nhất để làm cho con trong tuần đầu tiên. Vậy đừng lãng phí thời gian vào những việc không mấy quan trọng như mở tiệc chào mừng bé ra đời hay chỉ “chăm chăm” lo chụp ảnh kỷ niệm. Hãy đáp ứng 11 yêu cầu cần thiết nhất sau để cơ thể non nớt của bé thích nghi với môi trường sống mới nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh.
Tiếng khóc đầu tiên
Lúc còn trong bụng mẹ, phổi của bé không thể hoạt động. Sau khi chào đời, tiếp xúc với không khí, phổi và nội tạng của bé mới bắt đầu hoạt động theo vòng tuần hoàn. Khi không khí tràn đầy túi phổi của bé, nó sẽ căng và thúc bé khóc tiếng khóc đầu tiên trong đời.
- Lần đầu tiên bú mẹ (30 phút sau khi sinh)
Sau 30 phút chào đời, bé đã có thể bú mẹ. Trong hai ngày đầu tiên kể từ khi sinh con, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ đạt mức cao nhất, cũng chứa nhiều kháng thể, có lợi cho hệ miễn dịch của bé.
- Tiêm vacxin phòng bệnh (24 giờ sau khi sinh)
Trong 24 giờ đầu tiên bé chào đời, mẹ phải cho bé tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan A, 1 tháng sau tiêm nhắc lại mũi thứ hai và tiêm mũi cuối vào 6 tháng sau. Ngoài ra còn có vacxin phòng bệnh lao phải tiêm trong vòng 24 – 72 tiếng sau khi sinh.
- Lần thải phân đầu tiên (24 giờ sau khi sinh)
Ruột non của trẻ sơ sinh thường xuyên nhúc nhích, nhằm đào thải phân và các chất thừa trong bụng bé ra ngoài. Phân sẽ được thải hết trong 24 giờ đầu tiên bé chào đời và 2-3 ngày sau sẽ bước sang giai đoạn quá độ, phân có màu lục sẫm, mềm và có thể chứa dịch nhờn.
- Trẻ mới sinh thường nhẹ cân
Trước khi ra đời, bé được bao bọc trong lớp nước ối của mẹ. Sau khi chào đời, bé cần được đặt trong môi trường khô ráo thoáng khí để lượng nước thừa dính trên người bay hết. Ngoài ra, phân thừa trong cơ thể trẻ sơ sinh cũng được thải ra. Vì vậy, vài ngày đầu tiên, cân nặng của bé sẽ có dấu hiệu giảm. Từ ngày thứ 3 – 5, bé sẽ khôi phục trọng lượng như bình thường.
- Rụng cuống rốn
Cuống rốn của bé sẽ rụng hoàn toàn từ 7 – 14 ngày sau khi sinh, nếu sớm sẽ trong khoảng 3-4 ngày. Trước khi bé rụng cuống rốn, để tránh các bệnh viêm nhiễm, sản phụ cần chú ý giữ rốn của bé khô ráo sạch sẽ. Mỗi khi tắm xong nên lau khô, xoa rượu để tiêu độc.
- Sưởi ấm
Trẻ nhỏ rất dễ bị giảm nhiệt độ cơ thể sau sinh vì môi trường ở ngoài không ấm áp như môi trường bào thai. Trung bình, nhiệt độ ở ngoài thường thấp hơn nhiệt độ trong bụng mẹ ít nhất 5 độ. Do đó, trẻ cần được sưởi ấm để có được nhiệt độ cơ thể như môi trường cũ của trẻ.
- Ôm ấp và vuốt ve
Ngoài thời gian cho con bú, mẹ hãy ôm và vuốt ve con thường xuyên. Việc làm này giúp tạo sự gắn kết giữa mẹ và con, đồng thời giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn. Nếu có thể, bạn nên ôm con và ở bên con ít nhất 10 tiếng/ngày.
- Nghe nhịp tim của mẹ
Cũng giống như việc ôm ấp, nhịp tim của mẹ là cách giao tiếp và truyền đạt yêu thương của mẹ đến bé. Nếu trẻ nghe và cảm nhận thấy nhịp tim của mẹ, điều đó có nghĩa là trẻ đã nhận được thông điệp của mẹ rằng: Mẹ đang ở đây, mẹ đang ở bên con, hãy bú ngoan, ngủ ngoan và đừng khóc nhé!
- Sử dụng chiếu chống thấm
Bạn không nên đeo bỉm cho trẻ sơ sinh vì bỉm có thể khiến da trẻ bị tổn thương và viêm nhiễm. Bạn cũng không thể huấn luyện trẻ sơ sinh sử dụng toilet. Vậy nên, sử dụng chiếu chống thấmlà lựa chọn lý tưởng nhất để ngăn chất thải của trẻ thấm qua ga, đệm và chăn chiếu.
- Đeo bao tay, tất chân và mặc ấm
Như đã đề cập ở trên, thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất dễ bị giảm khi ở môi trường bên ngoài. Ngoài việc ôm ấp con thường xuyên, mẹ cần mặc quần áo đủ ấm và đội mũ chụp đầu khi cần, đeo tất tay, tất chân cho con vì chúng là những bộ phận dễ mất nhiệt và cần nhiều nhiệt nhất của cơ thể. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên quá cẩn thận mà mặc quá nhiều đồ, đội mũ cả ngày cho bé khiến con nóng bức cũng không tốt chút nào nhé!