Những sai lầm thường thấy khi cho bé uống thuốc

Những sai lầm thường thấy khi cho bé uống thuốc

Thời tiết thay đổi bé sẽ dễ mắc bệnh, nhiều mẹ sẽ dự trữ sẵn thuốc để dùng khi cần. Nhưng thuốc khi uống đúng mới là thuốc, uống sai là sẽ thành chất độc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu có những sai lầm thường thấy gì trong việc cho bé dùng thuốc, những loại thuốc nào không được cho bé dùng nhé.

SAI LẦM KHI CHO BÉ UỐNG THUỐC

Các cơ quan trong cơ thể bé đều chưa phát triển hoàn toàn, thể chất khác với người lớn, bị ốm không được uống thuốc bừabãi, các mẹ tốt nhất hãy cho bé uống thuốc theo căn dặn của bác sĩ, đồng thời phải tránh mắc phải 6 sai lầm sau:

SAI LẦM 1: THUỐC NGƯỜI QUEN KHUYÊN DÙNG LÀ KHÔNG SAI

Khi con ốm có những mẹ thích hỏi kinh nghiệm của những bà mẹ khác về cách chữa trị, thậm chí dùng luôn thuốc người khác gợi ý. Nhưng thực tế là tình trạng bệnh của mỗi bé mỗi khác, nguyên nhân ốm cũng không giống nhau, cách đúng đắn nhất là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

SAI LẦM 2: THUỐC NHẬP KHẨU TỐT HƠN THUỐC TRONG NƯỚC

Thuốc trong nước thường xuyên có vấn đề khiến có những mẹ chỉ chọn thuốc ngoại nhập. Nhưng thuốc ngoại sẽ có 2 nguy cơ sau, một là mức độ kiểm soát không bằng thuốc trong nước, chất lượng khó đảm bảo, hai là phần lớn hướng dẫn sử dụng thuốc là tiếng anh, các mẹ chưa chắc đã hoàn toàn hiểu được công dụng và cách dụng của thuốc.

SAI LẦM 3: THUỐC NAM KHÔNG ĐỘC, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Dù là thuốc tây hay thuốc nam thì đều có độc tính và tác dụng phụ nhất định. Thường thì thuốc nam sẽ chỉ rõ phản ứng phụ và chống chỉ định, nhưng thuốc nam thì không. Do đó các mẹ tuyệt đối đừng tưởng rằng thuốc nam là không có độc mà tuỳ tiện cho bé dùng.

SAI LẦM 4: THUỐC NAM THUỐC TÂY KẾT HỢP CÓ TÁC DỤNG TỐT

Cho bé uống thuốc tây phát hiện hiệu quả không tốt, có mẹ sẽ đưa con đi khám rồi cho bé uống thuốc nam, thậm chí là uống cả hai loại. Thật ra làm vậy là sai lầm, chức năng thận của bé chưa hoàn thiện, dùng nhiều loại thuốc một lúc có thể gây tổn hại tới thận.

SAI LẦM 5: CHO BÉ UỐNG THUỐC NGƯỜI LỚN

Có những mẹ vì thiếu kinh nghiệm, cho bé uống thuốc người lớn. Mặc dù có giảm liều lượng nhưng thuốc của người lớn không phù hợp với trẻ nhỏ. Tốt nhất các mẹ hãy mua thuốc chuyên dành cho trẻ nhỏ để tránh những tác dụng xấu.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CHO BÉ DÙNG THUỐC?

Ai cũng biết nguy hại khi dùng sai thuốc, nên các mẹ tuyệt đối phải cẩn thận, trước tiên cần tìm hiểu những loại thuốc nào không được cho bé uống.

  1. THUỐC KHÁNH SINH:

Khi bé bị cảm, có những mẹ sẽ cho con dùng thuốc kháng sinh, như vậy là sai. Thuốc kháng sinh không được uống tuỳ tiện, vì nếu uống nhiều vi khuẩn sẽ kháng thuốc, bệnh sẽ càng khó chữa.

  1. THUỐC CÓ KÍCH THÍCH TỐ:

Loại này tuy có thể nhanh chóng chữa các bệnh như viêm da, nhưng không được cho bé dùng, vì thuốc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Các mẹ hãy nhớ kỹ tuyệt đối không được mua prednisone, dexamethasone, cortisone cho bé.

  1. THUỐC GIẢM ĐAU:

Metamizole, paracetamol cũng không được cho bé dùng, vì có thể sẽ gây thiếu máu, xuất huyết.

  1. THUỐC TIÊU CHẢY:

khi bé có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ đừng cho bé dùng Imodium trị tiêu chảy cấp, vì đó là thuốc cấm sử dụng cho bé dứoi 2 tuổi. Bé trên 2 tuổi cần dùng cẩn thận, nếu không thuốc sẽ ảnh hưởng tới phát triển trí não hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.

  1. THUỐC TẨY GIUN:

Có rất nhiều loại thuốc tẩy giun, tuy có tác dụng với nhiều loại ký sinh trùng nhưng chúng có tác dụng phụ nhất định. Nếu bé dùng có thể sẽ đau đầu chóng mắt, buồn nôn.

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP BÉ NÊN UỐNG THUỐC NÀO?

Bé thường gặp những bệnh như cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy. Những bệnh thường thấy này phải sử dụng thuốc thận trọng để tránh ảnh hưởng sự phát triển khoẻ mạnh của bé. Dưới đây là một số kỹ năng dùng thuốc với những bệnh thường thấy:

  1. CẢM CÚM:

Khi bị cảm bé thường bị ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, biếng ăn, có thể bé bị viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm cần cho bé uống kháng histamine.

  1. SỐT:

Sau khi bị cảm bé thường có hiện tượng sốt, thường bé dưới 3 tháng tuổi không nên dùng thuốc, dùng cách vật lý hạ nhiệt cho bé. Nếu bé trên 3 tháng tuổi, nhiệt độ cao trên 38.5 độ thì có thể uống ibuprofen hoặc acetaminophen.

  1. HO:

Ho sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, vui chơi của bé. Nếu bé bị ho, mẹ có thể căn cứ tình hình để cho bé uống thuốc ho bổ phế trẻ em. Ngoài ra trong thời gian uống thuốc cho bé uống nhiều nước ấm để xoa dịu sự khó chịu ở cổ họng.

TIÊU CHẢY:

Mùa thu bé dễ mắc vi khuẩn Rota gây tiêu chảy cấp tính. Ngoài việc đề phòng bé bị mất nước, mẹ cần theo chỉ định của bác sĩ cho bé dùng smectite. Mỗi túi hoà với 50ml nước để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng, chú ý không được cho bé uống khi đói, uống thuốc xong cũng không được ăn cơm ngay.

PHƯƠNG PHÁP CHO UỐNG THUỐC SAI CẦN TRÁNH

Khi bé ốm không chịu uống thuốc, liệu cha mẹ có bóp mũi bé và ép uống thuốc không? Việc đó rất dễ khiến thuốc lọt vào khí quản gây ngạt thở. Còn có những phương pháp sai lầm nào nữa chúng ta hãy tìm hiểu để tránh nhé.

  1. DÙNG NƯỚC TRÁI CÂY, SỮA ĐỂ ĐƯA THUỐC:

Thuốc sẽ đắng, có những mẹ vì muốn con uống thuốc mà nghiền nát thuốc cho vào nước trái cây hoặc sữa để bé uống. Làm vậy là sai, tốt nhất là dùng nước lọc đun sôi cho bé uống, vì có nước trái cây sẽ ức chế tác dụng của thuốc.

  1. CHO BÉ NUỐT VIÊN THUỐC KHÔ:

Có mẹ phát hiện bé uống thuốc chỉ nuốt nước chứ không nuốt thuốc, nên bắt bé nuốt thuốc không. Thật ra làm vậy sẽ khiến thuốc mắc ở đường tiêu hoá, gây tổn hại màng tiêu hoá, gây hại cho sức khoẻ của bé.

  1. BÓP MỒM BÉ CHO THUỐC VÀO

Bé không hợp tác khi uống thuốc, có những mẹ sẽ dùng tay bóp mồm bé để cho thuốc vào, làm vậy sẽ dễ khiến bé bị sặc.

  1. BÉ KHÓC CŨNG CHO UỐNG THUỐC

Khi bé khóc tuyệt đối không được cho thuốc vào miệng bé, nếu không thuốc dễ lọt vào khí quản khiến bé bị sặc. Khi bé khóc có  thể vỗ về để bé ngừng khóc rồi đút thuốc sau.

  1. NÓI DỐI MÙI VỊ THỰC SỰ CỦA THUỐC:

Để bé chịu uống thuốc, có những mẹ sẽ nói thuốc có vị rất giống mùi kẹo. Nên bé sẽ ngoan ngoãn nuốt, nhưng sau khi nuốt bé sẽ nhận ra mẹ lừa mình, lần sau sẽ cự tuyệt uống thuốc.