Quá trình chuyển dạ và sinh con

Quá trình chuyển dạ và sinh con

Nếu bạn có kế hoạch sinh em bé ở bệnh viện hoặc nhà hộ sinh, hãy gọi điện và miêu tả các triệu chứng của bạn ngay khi bạn chuyển dạ. Họ có thể đề nghị bạn đợi một lúc trước khi vào viện. Nếu bạn sinh con ở nhà, hãy gọi cho hộ sinh và nói cho họ biết chuyện gì đang xảy ra

Sinh nở – giai đoạn đầu tiên

Khi cơn co thắt dạ con bắt đầu dồn dập hơn, mạnh hơn, đây được gọi là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn này kéo dài từ khi bắt đầu sinh cho đến khi cổ tử cung của bạn giãn nở ra (mở ra 10 cm). Đây thường là giai đoạn kéo dài lâu nhất và có thể kéo dài trong mấy tiếng, đặc biệt nếu đây là lần sinh đầu tiên của bạn. Trong khi sinh con, hộ sinh sẽ theo dõi nhịp tim của em bé bằng cách sử dụng máy siêu âm cầm tay.

Để quá trình chuyển dạ và sinh nở được suôn sẻ, sẽ rất hữu ích nếu bạn lên kế hoạch sinh sản, đưa ra những mong muốn và lựa chọn của bạn khi chuyển dạ và sinh con. Hộ sinh của bạn sẽ rất vui khi được thảo luận về điều đó với bạn ở cuối thai kỳ.

Sinh nở – giai đoạn thứ hai

Đây là giai đoạn mà em bé sẽ được sinh ra. Giai đoạn này bắt đầu khi tử cung của bạn đã giãn mở rộng ra và bạn bắt đầu rặn đẻ. Giai đoạn này có thể kéo dài 1 đến 2 tiếng đồng hồ, đôi khi lâu hơn nếu bạn được tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng giảm đau và thời gian sinh ngắn hơn nếu bạn đã từng sinh em bé trước đó.  Hộ sinh của bạn sẽ giúp và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình sinh em bé.

Trong một vài trường hợp, do một vài biến chứng, sinh thường có thể không tốt lắm.  Điều này là có thể bởi vì:

  • Em bé sinh ngược (Chân và phần dưới chui ra trước)
  • Bạn hoặc em bé gặp phải những biến chứng

Trong một số trường hợp bác sĩ chăm sóc cho bạn có thể quyết định phương án sinh an toàn nhất cho bạn, đó là sinh mổ. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật (kéo dài khoảng 45 phút) để đưa em bé từ tử cung của bạn ra ngoài dưới tác động của thuốc gây tê tủy sống (bạn sẽ cảm thấy luôn tỉnh táo) hoặc thuốc gây mê toàn thân (sẽ làm bạn ngủ).

Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một vết nhỏ ở bụng bạn và đưa em bé ra.

Nếu bạn tỉnh táo, bạn có thể có người thân bên cạnh bạn trong lúc phẫu thuật.

Bạn sẽ không thể nhìn thấy bất kỳ điều gì, vì sẽ có một màn hình chắn đặt trên bụng bạn nhưng bạn sẽ có thể nhìn thấy em bé ngay khi em bé được sinh ra.

Sinh nở – giai đoạn thứ ba

Khi em bé của bạn đã chào đời, nhau thai cần được đưa ra ngoài. Nếu bạn khỏe mạnh và không có vấn đề gì khi sinh thì bạn có thể chọn cách đẩy nhau thai ra ngoài một cách tự nhiên.

Nếu em bé bắt đầu bú ngay sau khi sinh, điều này sẽ làm cho cơ thể bạn tiết ra một loại hóc môn để làm tăng tốc độ đẩy nhau thai ra.

Ngoài ra, đội ngũ hỗ sinh có thể giúp bạn bằng cách tiêm thuốc để đẩy nhau thai ra nhanh chóng, hãy thảo luận về những phương án này với hộ sinh của bạn.

Đối phó với những cơn đau và giảm đau khi sinh

Có nhiều cách có thể giúp bạn giảm đau, bao gồm:

  • Áp dụng kỹ thuật thở, thư giãn và xoa bóp
  • Sinh con ở dưới nước, được khuyên để giảm đau (ví dụ, sinh con trong bồn tắm)
  • Gây tê ngoài mang cứng – Tiêm thuốc vào cột sống của bạn, làm cho bạn tê liệt từ vùng thắt lưng trở xuống
  • Pethidine hoặc diamorphine – một loại mooc phin và thuốc giảm đau mạnh, những thuốc giảm đau này chỉ nên sử dụng trong giai đoạn đầu chuyển dạ (những loại thuốc giảm đau này cũng có thể ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ).
  • Entonox (dạng khí) – một loại thuốc giảm đau mà bạn hít trực tiếp qua đường mũi bằng mặt nạ hoặc qua đường miệng.