Xử lý chảy mủ tai ở trẻ như thế nào cho đúng?
Hiện nay thời tiết thay đổi rất nhiều, dẫn tới lượng trẻ tới phòng khám tăng đột biến chủ yếu với lý do ho và sổ mũi. Nhưng trong những bạn bị ho và sổ mũi, số lượng bé khám vì chảy nước tai cũng tăng lên rõ rệt.
Vậy tại sao con bạn bị chảy mủ tai?
Và nếu bé bị chảy mủ tai thì bạn cần làm gì?
CHẢY MỦ TAI
Có 2 nguyên nhân chính:
+ Thứ 1: Viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính.
+ Thứ 2: Viêm ống tai ngoài ( nhọt ống tai ngoài).
- Nếu bé bị viêm ống tai ngoài: Bạn cần vệ sinh ống tai ngoài cho sạch mủ, kèm theo uống kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sỹ trong 5-7 ngày.
- Nếu bé bị viêm tai giữa mà bị chảy mủ tai –> nghĩa là bé đã bị thủng màng nhĩ, bạn cần vệ sinh tai, nhỏ thuốc tai . Điều trị sổ mũi và sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn có thể vệ sinh tại ở nhà bằng cách làm sâu kèn. Tuyệt đối không được để nước vào tai.
Tuyệt đối không được nhỏ thuốc vào tai khi không được hướng dẫn của bác sỹ bởi vì một số thuốc không được nhỏ khi màng nhĩ đã thủng, cho nên nếu bạn nhỏ vào sẽ ảnh hưởng tới thính lực của trẻ, một số thuốc gây chóng mặt và ngất.
Tuyệt đối không được sử dụng phương pháp dân gian như: Thổi nhang đen vào trong tai trẻ, hay rắc thuốc đỏ vào tai bé.
Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng ở phòng khám Nhi Việt đã gặp khá nhiều bạn dùng nhang đen và thuốc đỏ đổ vào tai bé. Bố mẹ cháu làm vậy thấy cháu không còn chảy mủ nữa –> Và tưởng rằng con đã khỏi bệnh. Nhưng các bạn hoàn toàn đã nhầm, bạn đổ nhang đen và thuốc đỏ vào đó, kết hợp với mủ tai –> tạo thành một hỗn dịch làm bít tắc hoàn toàn ống tai ngoài. Do đó mủ tai không chảy ra được nữa, sẽ ứ đọng trong tai giữa gây ra tình trạng đau nhức tai, ù tai, giảm thính lực rất nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
TÓM LẠI: CHẢY MỦ TAI: Đó là dấu hiệu của bệnh lý vì vậy gia đình nên cho con đi khám tại phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng để được khám và điều trị. Tất cả vì sự an toàn cho chính sức khỏe của con các bạn!